- Chi tiết
- Chuyên mục: Tin Tức Hàng Không
(NDH) Tính riêng năm 2017, Vietnam Airlines dẫn đầu thị phần đạt 68,3%. Tiếp theo là VietJet chiếm 23,8%; Jetstar Pacific và VASCO chiếm 7,9% thị phần.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không Việt Nam tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình từ 15,6%/năm trong giai đoạn từ năm 2011- 2017.
Tính riêng năm 2017, vận chuyển hàng hóa đạt 318.000 tấn, tăng 11,3% so với năm 2016. Trong đó, vận chuyển hàng hóa nội địa đạt gần 230.500 tấn, tăng 14,6% so với năm 2016. Cơ cấu hàng hoá trong những năm gần đây không có sự thay đổi với các mặt hàng chủ lực như thuỷ sản (tôm, cua, ba ba,...) , trái cây, nguyên vật liệu ngành dệt may, động vật sống (gà, vịt).
Hiện tại, Việt Nam có 4 hãng hàng không là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, VietJet Air và VASCO với 53 đường bay nội địa kết nối Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh theo hệ thống mạng đường bay trục-nan từ 3 trung tâm kết hợp phát triển mạng đường bay “điểm đến điểm” với các cảng hàng không địa phương. Nhìn chung các thị trường chính trong thời gian qua đều tăng trưởng, cụ thể đi/đến Hà Nội (39,3%), Thành phố Hồ Chí Minh (42,6%), Đà Nẵng (6%).
Vietnam Airlines dẫn đầu thị phần đạt 68,3%. Tiếp theo là VietJet chiếm 23,8%; Jetstar Pacific và VASCO chiếm 7,9% thị phần.
Ảnh: Zing
Tăng trưởng vận chuyển hàng hóa quốc tế giai đoạn 2011-2017 đạt 17,4%/năm. Tính riêng năm 2017 đạt 905.300 tấn, tăng 29,2% so với năm 2016. Cơ cấu hàng vận chuyển chủ yếu là linh kiện điện tử, may mặc, nông sản, thủy sản…
Việc SamSung đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử phía Bắc đã giúp Nội Bài vượt Tân Sơn Nhất trở thành cảng hàng không có khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn nhất. Thị phần hàng hóa quốc tế đi/đến Việt Nam Nội Bài và Tân Sân Nhất lần lượt đạt 59% và 40,3%.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường vận chuyển hàng hóa diễn ra gay gắt. Nếu như giai đoạn 2011-2013, thị phần các hãng hàng không Việt Nam giữ ổn định 19-20% thì đến giai đoạn 2014-2016 con số này chỉ còn 12-13% và đến năm 2017 là 9,7%. Nguyên nhân là do các hãng hàng không nước ngoài tăng cường mở rộng hoạt động tại Việt Nam.
Trước tình hình này, Cục Hàng không Việt Nam đặt mục tiêu tăng thị phần vận chuyển của loại hình vận chuyển hàng không chi phí thấp. Đến năm 2020, thị phần vận chuyển của loại hình vận chuyển hàng không chi phí thấp chiếm 50% trên các đường bay nội địa. Các hãng hàng không tiếp tục giảm chi phí/giá thành, đặc biệt là chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả vận tải hàng không.
Who's Online
Đang có 277 khách và không thành viên đang online