- Chi tiết
- Chuyên mục: Tin Tức Hàng Không
Trung Quốc vừa thành lập một công ty hàng không quốc doanh mới để đáp ứng mục tiêu công nghệ hàng đầu của họ: Chế tạo động cơ máy bay "đẳng cấp thế giới".
Máy bay thương mại ARJ21 do Trung Quốc sản xuất
Theo giới truyền thông Trung Quốc, công ty mới có tên là Aero Engine Corp. of China (AECC), sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu – phát triển và xây dựng động cơ máy bay cũng như tua bin khí mới. Công ty này có số vốn điều lệ là 50 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 7,5 tỷ USD) và có tới 96.000 nhân viên.
Theo CNN, công ty mới này là một phần trong tham vọng trở thành nền công nghiệp hàng không toàn cầu của Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hoan nghênh và ca ngợi đây là một bước đi chiến lược, giúp quân sự nước này giảm thiểu sự phụ thuộc vào các động cơ của nước ngoài.
Trung Quốc hiện vẫn đang vật lộn với kế hoạch xây dựng động cơ máy bay phản lực riêng của họ và thúc đẩy sự ưu tiên của dự án, do đất nước này đang tìm mọi cách để gia tăng sức mạnh quân sự của mình. Kế hoạch phát triển 5 năm gần đây nhất của chính quyền Bắc Kinh đã xác định phát triển và sản xuất động cơ máy bay là một trong những mục tiêu chính của nước này.
Nhưng cũng phải nói rằng, đây là một trong số những lĩnh vực rất khó khăn để làm chủ, nhất là trong bối cảnh nhìn chung Trung Quốc vẫn đang phụ thuộc nhiều vào công nghệ từ nước ngoài. Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Thụy Điển), trong 4 năm qua, nhập khẩu động cơ chiếm 30% kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc.
Ngay cả ARJ21, một máy bay thương mại của Trung Quốc vừa đưa vào khai thác từ tháng Sáu vừa rồi cũng phải sử dụng động cơ do hãng General Electric (GE) của Mỹ sản xuất. Thậm chí C919, một máy bay thương mại khác mà Trung Quốc đang phát triển với kỳ vọng sánh ngang đối thủ Boeing (BA), cũng sử dụng động cơ do một liên doanh của Mỹ và Pháp sản xuất.
Vào tháng 6 vừa rồi, theo Bộ tư pháp Mỹ, tòa án Florida vừa kết án một phụ nữ đang có âm mưu lách luật xuất khẩu để mua lại và gửi động cơ phản lực của máy bay chiến đấu và do thám bất hợp pháp cho Trung Quốc.
Các công tố viên tại tòa cáo buộc rằng, người phụ nữ này có sự liên hệ với phía Trung Quốc trong một dự án mua và xuất khẩu động cơ do liên danh Pratt & Whitney và General Electric sản xuất, động cơ này thường được sử dụng trong các máy bay quân sự hàng đầu của Mỹ hiện nay như F-35, F-22 và F-16.
TM
Who's Online
Đang có 144 khách và không thành viên đang online